Trong mua bán và xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, CO & CQ là 2 loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình thỏa thuận hợp đồng mua bán. Vậy chứng nhận CO CQ là gì? Đóng vai trò nào trong mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng hiểu thêm về tầm quan trọng của 2 loại chứng nhận này.
Chứng nhận CO CQ là gì?
Đầu tiên, bạn cần phân biệt CO và CQ là 2 loại chứng nhận với nội dung khác nhau hoàn toàn.
CO (viết tắt của cụm từ tiếng anh “Certificate of Origin”) là giấy chứng nhận xuất xứ, hiểu nôm na là loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. CO thể hiện nội dung chỉ rõ, chứng minh được sản xuất ở đâu, nơi bán thuộc quốc gia nào, người bán là đơn vị nào. Đồng thời, chứng nhận đơn vị và quốc gia nhập khẩu sản phẩm đó.
VD: CO form E – chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc – dùng cho hàng nhập khẩu từ TQ vào Việt Nam; CO form JV – chứng nhận xuất xứ Nhật Bản – dùng cho hàng nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam; ….
CQ (viết tắt của cụm từ tiếng anh “Certificate of Quality”) là giấy chứng nhận chất lượng. CQ là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế chung.
Với 2 hình dung trên về CO và CQ, chắc hẳn bạn đã có thể phân biệt được vai trò của 2 loại chứng nhận này. Tuy là khác nhau về ý nghĩa, nhưng CO CQ lại luôn được đi song hành với nhau, bởi hàng hóa xuất nhập khẩu thì yêu cầu bắt buộc phải chứng minh rõ “Nguồn Gốc – Xuất Xứ” và Chất Lượng”.
CO (Certificate of Origin) – Chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
CO cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó.
Vai trò và mục đích của CO
Chứng minh xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa có CO hợp lệ, sẽ được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu quốc gia xuất khẩu có hiệp điệp thương mại với VN; và trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp hơn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi)
Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia;
Áp dụng quy định về yêu cầu gắn nhẵn, mác đối với hàng hóa
Dùng cho việc mua bán của chính phủ
Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính sách thương mại;
Văn bản quy định liên quan đến chứng nhận xuất xứ – CO
Quy định chung: Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam (C/O mẫu B, mẫu DA59, mẫu Peru, Turkey, …): Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương (Quy định về xuất xứ hàng hóa).
CQ (Certificate of Quality) – Chứng nhận chất lượng
Chứng chỉ chất lượng CQ là giấy tờ dùng để chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó.
Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ, giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không.
Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký
Nội dung thông tin thường có trên CQ
Thông tin nhà sản xuất: Tên và địa chỉ cụ thể của công ty sản xuất sản phẩm
Thông tin đơn vị mua hàng: Tên và địa chỉ của công ty bên mua
Thông tin về số lượng hàng hóa: Mô tả và mã hàng hóa, số lượng, cân nặng ( Tổng đơn )
Thời gian và địa điểm xuất hàng: Thời gian – địa chỉ cảng đi và cảng đến
Xác nhận của nhà sản xuất: Bao gồm dấu và logo của nhà sản xuất, cùng với ký và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị phụ trách